Sự khác biệt giữa những công nghệ lọc nước hiện nay

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều máy lọc nước áp dụng các công nghệ khác nhau và đa dạng. Tìm hiểu các công nghệ lọc nước về ưu và nhược điểm sẽ giúp gia đình bạn lựa chọn phù hợp nhất. Trong bài viết này chúng ta sẽ so sánh sự khác biệt giữa ba loại máy lọc nước chính RO, Nano và UF được sử dụng phổ biến ở Việt Nam.

1. Công nghệ lọc nước RO 

Là công nghệ ứng dụng quy trình thẩm thấu ngược trong y tế, kết hợp với màng lọc có kích thước cực nhỏ khoảng 0,0001 micro cho ra chất lượng tinh khiết đạt 99%

  • Ưu điểm:

– Màng lọc có kích thước siêu nhỏ ~0.0001 micro giúp loại bỏ hoàn toàn các tạp chất, virus, vi khuẩn,…. trong nước và cho ra nước tinh khiết.

– Nguồn nước sau khi lọc có thể đạt chuẩn uống trực tiếp và không cần đun sôi.

  • Nhược điểm:

– Công nghệ lọc nước RO trong quá trình loại bỏ cặn bẩn, vi khuẩn có hại,… cũng sẽ vô tình loại bỏ hoàn toàn khoáng chất trong nước. Nếu sử dụng lâu dài sẽ không tốt cho sức khỏe.

– Lượng nước thải ra của sản phẩm cũng tương đương với lượng nước tinh khiết được lọc sạch, gây lãng phí nước

– Phải sử dụng điện do bề mặt màng RO siêu nhỏ. Vì vậy phải dùng điện để tạo áp lực bằng máy bơm ép nước tinh khiết đi qua màng lọc

2. Công nghệ lọc nước Nano

Là quá trình phân tách đặc trưng bởi màng tổng hợp và màng mỏng hữu cơ với phạm vi lỗ rỗng 0,001 micro và là màng lọc trung gian giữa 2 hình thức RO và UF

  • Ưu điểm:

– Phần lớn đều có kích thước nhỏ gọn nên không chiếm nhiều không gian. Có thể lắp đặt vào bất kỳ vị trí mình mong muốn. Công nghệ lọc nước này dùng áp lực nước tự nhiên để đẩy nước qua các lõi lọc nên không cần điện vẫn có thể hoạt động, góp phần tiết kiệm điện năng tiêu thụ.

– Khi sử dụng công nghệ lọc RO khi lọc cũng loại bỏ luôn những khoáng chất tốt trong nước và rất cần thiết cho cơ thể. Bởi thế, công nghệ lọc nước Nano khắc phục được nhược điểm này. Nước sau khi lọc loại bỏ những chất bẩn nhưng vẫn giữ lại được những khoáng chất tốt trong nước.

  • Nhược điểm:

– Công suất lọc Nano không cao nên vì thế nếu có nhu cầu sử dụng nhiều nước sinh hoạt trong ngày, người dùng sẽ gặp bất tiện và không đủ nước dùng.

– Khe lọc có kích thước lớn nên dễ gây tắc màng. Bởi thế yêu cầu nguồn nước đầu vào phải đảm bảo chuẩn sạch, không có cặn váng quá nhiều. Lỗ lọc kích thước lớn nên khó loại bỏ được hầu hết các vi khuẩn có hại cho cơ thể.

3. Công nghệ UF

Màng lọc UF (UltraFiltration) còn gọi là màng siêu lọc, là công nghệ lọc dùng màng áp suất thấp để loại bỏ những phân tử có kích thước lớn ra khỏi nguồn nước. Dưới áp suất không quá 2,5 bars, nước, muối khoáng và các phân tử/ ion nhỏ hơn lỗ lọc (0.1- 0.005 micron) sẽ “chui” qua màng dễ dàng. Các phần tử lớn hơn, các loại virus, vi khuẩn gây hại sẽ bị ngăn lại.

  • Ưu điểm:

– Công nghệ này dùng màng có áp suất thấp chỉ giữ lại những ion, muối khoáng và khoáng chất có ích và loại bỏ những phần tử gây hại có kích thước lớn ra khỏi nguồn nước.

– Quá trình lọc diễn ra ở nhiệt độ thường và áp suất thấp từ nên tiêu thụ ít điện năng, tiết kiệm tối đa chi phí. Đồng thời, công nghệ này không phải thải nước lãng phí như RO bởi nó cũng góp phần tiết kiệm nước và bảo vệ môi trường.

  • Nhược điểm:

– Cặn bẩn, rong rêu và vi khuẩn sẽ bị giữ lại ở phía đáy cốc. Chính vì thế, sau 1 thời gian sử dụng sẽ đóng cặn và gây tắc nghẽn đầu lọc, ảnh hưởng chất lượng.

– Do màng lọc có kích thước lớn nên vô tình các vi khuẩn gây hại có kích thước nhỏ sẽ dễ dàng đi theo nguồn nước lọc. Trong quá trình sử dụng lâu dài vô tình sẽ gây hại cho cơ thể khi bạn sử dụng trong thời gian dài.

4. Một số điểm khác cần lưu ý

Có rất nhiều thương hiệu và mẫu máy lọc nước có sẵn trên thị trường. Chi phí của các bộ lọc này khác nhau rất nhiều. Bạn cần so sánh các tính năng với yêu cầu của bạn và sau đó chọn một sản phẩm máy lọc nước nào tốt nhất, đáp ứng được yêu cầu của bạn. Không nên sử dụng một số thương hiệu hàng giả, bán máy lọc nước với giá rẻ. Các thương hiệu này không đảm bảo bất kỳ tiêu chuẩn chất lượng nước, rất quan trọng với sức khỏe của bạn.

Mục nhập này đã được đăng trong Blog. Đánh dấu trang permalink.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *